Trong thị trường gỗ Việt Nam hiện nay, Thương lái Trung Quốc đã thu gom được quá nhiều đồ gỗ quý hiếm từ nước ta. Một thời gian dài, do chúng ta không biết giá trị thực của chúng, rồi do cơ quan quản lý của chúng ta chưa được sâu sát nên đã làm “chảy máu” nhiều báu vật từ thời ông cha được làm bằng các loại gỗ quý. Cũng vì họ đi trước và kết hợp với chính sách khai thác nên nên khi TQ thu mua loại gỗ nào thì loại gỗ đó giá cả tăng mỗi ngày. Vài chục năm trở lại đây cộng đồng người chơi đồ gỗ tại VN đã trở lại và khiến thị trường gỗ quý phát triển, tuy nhiên trong các loại gỗ vẫn tồn tại 2 loại gỗ mà không ảnh hưởng bởi giá của Thương lài Trung Quốc (do TQ không thu mua) nhưng vẫn cạn kiệt và liên tục tăng giá: Thuỷ tùng và mun sừng (hay còn gọi là mun đen).
Kinh Nghiệm chọn đồ nội thất Gỗ | Phân biệt các loại gỗ
MUN SỪNG
Gỗ mun sừng, chính cái tên gỗ cũng đã phần nào nói lên được đặc tính của gỗ này, ngoài việc gỗ có màu đen bóng nó còn mang các đặc tính: nặng tương đương gỗ trắc, có độ cứng cao và đặc biệt gỗ này giòn như than đá. Chính những đặc tính này mà việc chế tác mun sừng rất khó và hầu như công thợ sẽ được nâng cao hơn hẳn khi tác phẩm được làm từ mun sừng.
Ngoài ra, với loại gỗ này nếu càng trồng trong điều kiện đất màu mỡ thì gỗ lại càng xấu: cực kỳ nhiều giác. Chính vì thế cây mun sừng mọc trên đất càng khô cằn sỏi đá thì gỗ lại càng đẹp. Đương nhiên với những điều kiện như thế thì cây gỗ lớn sẽ cực kỳ chậm. Để có được những cây có đường kính tầm lớn thì cây gỗ không thể nào dưới 100 năm tuổi.
Và cũng chính vì sự khó chịu đó mà nó đã hút hồn được người đam mê. Khi có được tác phẩm với kích thước tốt và được chạm khắc tinh xảo thì người chơi cảm thấy rất thoả mãn.
Có rất nhiều người không thích mun vì đây là loại gỗ mà màu đen chũi không hề có bất kỳ 1 tí vân nào. Nhưng với những người đam mê thì nó có 1 sức hút kinh khủng mà không thể cưỡng được. Cũng đơn giản thôi ngoài những điều đã nêu trên, với mun càng để lâu thì càng đanh mặt nhìn như cục đá đen lừng lững.
HIện tại, trên thị trường với các khối đặc thịt thì đa phần chỉ khoảng đường kính 15cm trở lại còn với những cục có đường kính to hơn 20cm thì giá bật lên rất cao. Và đặc biệt với những cục đường kính 30cm trở lên thì tìm kiếm là điều gần như là không thể và giá cũng rất vô chừng tuỳ thuộc vào độ đẹp của khối gỗ và giá trị của món đồ nội thất gỗ.
THỦY TÙNG:
Thủy tùng là loài cây đặc hữu của Việt Nam, được xem như “hóa thạch sống” của ngành hạt trần, xuất hiện cách đây khoảng 10 triệu năm, cùng thời kỳ với bách xanh cổ. Loài thông nước chủ yếu mọc ở các vùng đầm lầy, thuộc nhóm 1A, nhóm thực vật rừng, là cây gỗ lớn thường xanh, cao từ 25-30 mét, đường kính thân lớn từ 1,3 mét, không bị mối mọt, cong vênh, thớ gỗ mịn, nhiều hoa văn, có mùi thơm, càng ngâm lâu dưới nước, dưới bùn càng bóng mà các loài cây khác không thể nào có được…
So với Trắc giá trị của Thuỷ tùng hơn rất nhiều .
Thứ nhất về độ quý hiếm . Thứ hai là chất gỗ : So với Trắc ,Thủy tùng không cứng bằng nhưng đổi lại Thủy tùng có vân rất đẹp mùi thơm ngào ngạt do lượng tinh dầu trong Gỗ rất cao bởi vậy chúng không bao giờ bị mối mọt . Thứ ba : Trắc lên ngôi cũng là do sở thích của khách hàng Trung Quốc còn với Thủy Tùng, chúng là sở thích thuần túy của Người Việt .
Thủy Tùng đỏ
Trên thị trường đang lưu hàng hai loại Thủy Tùng . Thủy Tùng Xanh . Có sắc Gỗ mầu xanh nhạt . và Thủy Tùng đỏ sắc gỗ màu đỏ nhạt như gỗ Hương. Thực ra chúng chỉ là một loại . Loại xanh là loại được ngâm trong Bùn nước đất do nằm trong lòng hồ Thủy điện lòng Suối hoặc dưới ruộng lúa … Loại đỏ là loại trong môi trường khô ráo. Giữa hai màu sắc đó . Màu xanh được người tiêu dùng đánh giá cao hơn.
Gỗ Thủy tùng chế tác rất khó. Ở các làng nghề ngoài Bắc Thợ không phải Ai cũng dám nhận làm Chúng . Tuy Gỗ mềm nhưng dụng cụ luôn phải mài thật sắc . Do lượng tinh dầu rất cao, khi chế tác luôn cho cảm giác dính tay nên dụng cụ Cưa đục mòn rất nhanh chóng …
Nhược điểm lớn nhất của Thủy Tùng nói rêng và tất cả các loại đồ nội thất gỗ có hương thơm nói chung là nứt vỡ khi thời tiết khô hanh . Vậy nên Chúng thường được sơn lớp PU dầy bóng để bảo quản bề mặt . Miền nam và vùng Tây Nguyên nước sơn đó luôn được chấp nhận nhưng với người chơi phía Bắc sản phẩm Gỗ sơn dầy bóng loáng luôn là nhược điểm lớn nhất cho mọi sản phẩm Gỗ. Cũng chính bởi vì vậy Thủy tùng ít được đón nhận ở phía Bắc .Để giải quyết vấn đề đó với người chơi miền Bắc. Gỗ Thủy Tùng sau khi đục thô , thợ quét PU cho sơn ngấm sâu vào các tom Gỗ, sau đó mới tiếp tục công đoạn chà và giáp nhẵn. Nhìn trên bề mặt vân gỗ vẫn nổi rõ nét và giữ được hương thơm nhưng vẫn có cảm giác là gỗ để Mộc. Nhờ lớp sơn thấm sâu vào thớ gỗ tạo sự liên kết nên nhược điểm của Thủy tùng đã được khống chế triệt để .
Về vân, Thủy Tùng có hai loại chính là Vân Chỉ và Vân Chuối . Vân chỉ là vân sắc nét ngoằng nghèo nhỏ như sợi chỉ. Vân chuối là vân nét thô to như đầu ngón tay (Cũng có khí còn gọi là vân Da Báo ).Vân này thường ít gặp, có khi trong một sản phẩm chúng chỉ tạo ra được ở một mặt trước hoặc sau vì vậy giá thường rất mắc …
Vân chỉ
Vân chuối
Một thời gian dài đồng bào dân tộc dùng cây thủy tùng làm chuồng gia súc, làm ván trần, thậm chí nhóm lửa. Sau khi biết đây là loài cây quý hiếm, giá thu mua một mét khối gỗ thủy tùng lên tới 150 triệu đồng trở lên. Từng có cơn “sốt” gỗ thủy tùng chưa lâu, hàng trăm người đổ về xã Ea Ral, huyện Krông Năng, nơi có rừng đặc dụng Trấp K’sor để săn lùng đốn thủy tùng sống và chết, bất kỳ to, nhỏ, lớn bé… Tại hồ Ea H’Leo, hàng ngày luôn có vài chục người, có lúc cao điểm lên đến cả ngàn người lặn tìm thủy tùng bị vùi lấp dưới lòng hồ hàng chục, thậm chí cả trăm năm nay.
Bài Viết có tham khảo tài liệu của Diễn đàn Phomuaban và một số ý kiến khác.
Xem thêm kinh nghiệm mua đồ gỗ ở đây:
Kinh Nghiệm chọn đồ nội thất Gỗ | Phân biệt các loại gỗ